Jul 17, 2009

ARCHIMEDES (287-212 Tr.C.N)

Đã xem : Lần

ARCHIMEDES (287-212 Tr.C.N)

Ông sinh tại đảo Sicile (nay thuộc Italia). Cha Archimedes là một nhà thiên văn và một nhà toán học nồi tiếng thời bấy giờ. Vào thời kỳ ấy, các gia đình giàu sang thường chăm lo cho con cái có một nền học vấn toàn diện mà trọng tâm là triết học và văn học.









Thường họ chì học toán vì càn toán để học triết học Nhưng Archimedes lại được giáo dục một cách đặc biệt, cha ông đã đưa ông đĩ sâu vào toán và thiên văn, là những lĩnh vực mà sau này ông đã có những sáng tạo vĩ đại nhất.Archimedes đã đến Alexandria, một thành phố nổi tiếng nhất thời bấy giờ của Hy Lạp, một trung tâm kinh tề, chính trị và văn hoại nơi tập trung các nhà Bác học nổi tiếng nhất. Ở đây, Archimedes tiếp tục được bồi dưỡng về toán học và thiên văn, đông thời ông cũng chú ý nhiêu đến cơ học. Sau một thời gian, khi tài năng đang đệ phát triển, ông quay về Syracuse, thành phố quê hương và ở đây cho đến khi qua đời. Archimedes đã có nhiều sáng tạo lớn trong toán học. Ông đã để lại nhiều công trình như: Về hình cầu và hình trụ; về độ do các cung, Về việc cấu trương đường parabôn; Về các đường xoắn. . . Archimedes là một trong những người đâu tiên đã chứng minh rằng đây số tự nhiên (1, 2, 3...) là vô hạn và tìm ra cách viết, cách đọc bất cứ số dù lớn đến bao nhiêu. Archimedes đã tính được diện tích nhiều hình, thể tích của nhiều vật thể bằng một phương pháp đặc biệt. Điều này chứng tỏ rằng Archimedes đ4ã có khái niệm khá rõ về phép tính vi phân mà mãi đến thế kỷ XVII mới thực sự hình thành và phát triển với Leibnizt (Lepnit) và Newton (Niutơn) chính vì vậy mà một nhà toán học nổi tiếng đã nói: Nếu ai bảo tôi kể tên một nhà toán học vĩ đại của tất cả thời đại thì tôi khong do dự mà trả lời rằng người đó là Archiniedes.






Archimedes còn là một nhà cơ học vĩ đại tác giả của rất nhiều sáng chế và phát minh cơ học nổi tiếng. Các công trình sáng tạo của Archimedes đều gắn liền với yêu cầu của công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, với yêu cầu của thực tiễn. Ông đã giải quyết được nhiều vấn đề khó nhất của thời đó về khoa học và kỹ thuật.


Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả quá đất này lên. Câu nói đượm hương vị truyền thuyết đó mà người ta kể lại là của Archimedes khi ông phát minh ra lực đòn bẩy. Người ta thường kế lại câu chuyện về việc Archimedes tìm ra định luật vật nổi : Có một quốc Vương nọ yêu cầu Archimedes tìm cách kiểm tra lại một đồ vàng mà nhà Vua thuê đúc có thật là nguyên chất hay không. Ông suy nghĩ đã nhiều mà chưa tìm dược cách kiểm tra. Một lền đang tắm, ông phát hiện ra sức đẩy của nước lên người mình. Thế là quên cả mặc quần áo ông vùng chạy lên và kêu "Euréca ! " (có nghĩa là tìm thấy rồi! ). Từ đó, ông đã tìm ra đinh luật về súc đẩy cưa nước mang tên ông.



Cái chết bất tử của Archimedes



Archimedes là người yêu nước thiết tha. Trong giai đoạn cuối đời mình, ông đã tham gia bảo vệ quê hương Chống bọn xâm lược Ra Mã. Ông đã lãnh đạo việc xây dựng cái công trình kỹ thuật phức tạp và sáng chế vũ khí kháng chiến. Nhà văn Cổ Hy Lạp Plutaro đã tả lại việcquân đội La Mã bị đánh trả ờ thành phố


Syracuse như sau : "Khi quân La Mã bất đầu những cuộc tiến công từ trên đất tiền cũng như trên biển, nhiều người dân Syracuse cho rằng khó cớ thể chống lại một đội quân hùng mạnh như vậy, Archimedes liền cho mở các máy móc và vũ khí đủ các loại đơ ông sáng tạo ra. Thế là nhưng tảng đá lớn bay đi với tốc độ nhanh phi thường phát ra những tiếng động khủng khiếp, tới tấp giống xuống đầu các đội quân đi bằng đường bộ. Cùng lúc đó, có những thanh xà nặng uốn cong giống hình chiếc sừng được phóng từ pháo đài ra, liên tiếp rơi xuống tàu địch... TướngLa Mã phải ra lệnh rút lui. Nhưng bọn xâm lược vẫn không thoát khỏi tai họa. Khi các đườn tàu địch chạy gần đến khoảng cách một mũi tên bay, thì ông già Archimedes ra lệnh mang đến tấm giương sáu mặt, cách tấm gương này một khoảng, ông đạt các tấm gương khóc nhỏ hơn, quay trên các bản lề. Ông đặt tấm giương giữa các tia sáng của Mặt trời mùa hè. Các tia sáng từ gương chiếu ra đã gây nên một đám cháy khủng khiếp trên các con tàu. Đoàn tàu biến thành đám trơ tàn..."


Câu chuyện này trước đây vẫn bị coi là hoang đường, cho mãi đến năm 1777 nhà toán học nét tiếng Buffon mời chứng minh được rằng điêu đó rất có thể xảy ra. Bằng 168 chiếc gương, trong ngày nắng Tháng Tư, ông đã đốt cháy một cây to và làm nóng chảy chì ờ cách xa 45 mét.


Archemedes còn là mệt công trình sư, một người đóng tàu thủy đây sáng tạo. Nhà văn Cổ Hy Lạp Aphinê đã tả quang cảnh công trường đóng tàu thủy của Archimedes như sau : "Nhà hình học Archimedes được giao đóng một chiếc tàu to bàng 64 chiếc tàu thường. Tất cả mọi thứ cần thiết, các loại gỗ quý thiếc chở từ


khắp nơi đến. Nhiều thợ đóng tàu cũng được triệu đến đây. Mọi việc tiến hành rất nhanh chóng, có quy củ, nên chỉ sau sáu tháng đã làm xong một nửa tàu... Riêng và hạ thủy phơn tàu này cũng làm cho mọi người - bàn cãi rớt nhiều: "Làm sao có thể đưa một con tàu lớn như vậy xuống nước ?" Nhưng Archimedes đã dùng trục quay để kéo con tàu. Với rất ít người giúp việc... Chiếc tàu khổng lồ này có đầy đủ tiện nghi, như nhà bép, nhà ăn, chỗ dạo chơi, kho lương thực, thư viện... "


Archimedes vẫn tiếp tục xây dựng sáng tạo và tham gia bảo vệ thành phố quê hương. Quân xâm lược hung hãn cố đánh phá, nhưng không thể tiến lên được. Chúng bèn dùng cách vây thành để triệt hết mọi đường tiếp tế. Đến mùa thu năm 212 Tr. C.N, thành Syracuse bị hạ sau hai năm bị vây hãm. Quân La Mã


xông vào tàn sát nhân dân rất dã man. Một tên linh La Mã dã cầm giáo dâm chết Archimedee trong lúc ông đang ngồi trên bãi cát mải mê tinh và vẽ hình . Và trong lúc sắp bị sát hại, ông còn hô lớn, quát quân lính La Mã. "Không được *****ng đến các hình vẽ của ta.”


Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Archimedes bị quân La Mã giết hại, người đời sau vàn còn ghi nhớ mãi hình ảnh một nhà Bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng hiến, phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho Tố quốc, đến tàn giờ phút


cuối cùng.

Comments :

0 nhận xét to “ARCHIMEDES (287-212 Tr.C.N)”


Post a Comment

Chào bạn, mình mở cho tất cả các nhận xét về blog, mình tin rằng bạn ghé vào blog của mình là những người tốt, nghiêm cấm những điều tục tĩu, đi lại đạo đức người Việt.