4/BIỂN THƯỚC
Nói đến danh y thời xưa ở Trung Quốc nhân dân thường ca tụng tài nâng chữa bệnh của Biển Thước, Hơn Đà. Biển Thước họ Tân, tên là Việt Nhân, người ờ Bột Hải nước Trịnh nay là huyện Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bác, Trung Quốc. Ông sinh vào khoảng thế kỷ thứ V Tr C.N.
Biển Thước theo học nghề y của Trường Tang Quân, ông thường giao du rộng, đi khắp nơi để chữa bệnh cho dân. Ông từng đến Cam Ngác kinh đô nước Việt, nơi đây ngàn xưa phong tục rất tôn trọng phụ nữ để chữa bệnh sản phụ khoa; đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, nơi đày có phong tục quý trọng người già để chứa cái bệnh vè Tai vê Mai; rồi đến Hàm Dương, kinh đô nhà Tân, nơi đây cũng có phong tục rất quý con trẻ để chữa các bệnh vê Nhi khoa... Qua đó ta thấy ông có kiến thức rất rộng vè Y học và thường căn cứ vào nhu cầu của nhân dân mà phục vụ, bởi thế ông đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong nhân dân.
Biển Thước nghiên cứu sâu vè Mạch học. Sách Sử ký viết: Đến nay nói về Mạch là từ Biển Thước mà ra, đủ biết là Biển Thước rất giỏi về Mạch pháp.
Khi Biển Thước ờ nước Tê, chỉ nhìn qua mà biết Tê Hoàn Công có bệnh, ông khuyên Hoàn Công nên điều trị sớm. Tề Hoàn Công không những không nghe mà còn có vẻ không bằng lòng cho rằng Biển Thước có y xu phụ, cầu cạnh gì đây, ta vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt như thường mà! Chỉ ít lâu sau, quả nhiên Tê Hoàn Công phát bệnh, cho người tìm Biển Thước thì ông đã đi xa rồi, ngay sau đó bệnh của Tê Hoàn Công nặng quá không chữa được nữa.
Biển Thước là vị danh y nắm vững nhiều phương pháp chữa trị như chăm chích, xon bóp, thang dịch: Có lần đi qua nước Quắc, ông và các học trò vận dụng nhiều phương pháp điêu trị để chữ cho Quắc Thái tử bị chấn thương khỏi bệnh. Người ta đồn Biển Thước có tài cải tử hoàn sinh, song ông khiêm tổn nói rằng: "Việt Nhân này không có tài làm sống lại người đã chết được đâu, mà chỉ có khả năng làm cho người đương sống khỏi bệnh thôi". Qua đây đủ biết ràng Y thuật và Y đức của ông ta cao như thế nào.
Tư Mã Thiên viết chuyện về Biển Thước, tổng kết sáu bệnh không chữa được trong đó có một bệnh là: chỉ tin thầy bói mà không tàn 'thầy thuốc thì không chưa trị được! Đủ biết ông phản đối mê tín, dị đoan, bói toán thế nào.
Cuối cùng Biển Thước đến nước Tân để chữa bệnh cho người. Thái y nhà Tân tự biết y thuật không bằng Biển Thước, đem lòng ganh ghét, sai người ám hại ông. Người nước Tân rất quý trọng biết ơn và thương nhớ Biển Thước, đến nay nhiều nơi còn lập bia, miếu thờ ông.
Hiện nay, còn cuốn sách Hoàng đế 81 nạn kinh gọi tắt là Nạn kinh, tương truyền là do Biển Thước soạn. Nội dung cuốn sách bao quát ba vấn đề:
1. Chẩn pháp nói về cách xem mạch thốn khẩu
2. Liên quan giữa Tạng phủ và học thuyết Kinh lạc
3. Phương pháp dửng châm cứu.
Các y gia đời sau rất coi trọng sách này và đã có nhiều học giả chú giải thêm vào.
Người làm Đông y thường nhắc đến bốn bộ sách kinh điển xưa của Đông y là: Nội, Nạn, Thuổng, Kim chữ Nạn đây chính là chỉ cuốn Nạn kinh vậy.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Comments :
0 nhận xét to “BIỂN THƯỚC”
Post a Comment
Chào bạn, mình mở cho tất cả các nhận xét về blog, mình tin rằng bạn ghé vào blog của mình là những người tốt, nghiêm cấm những điều tục tĩu, đi lại đạo đức người Việt.