Jul 20, 2009

an thường công chúa (1817 – 1891)

Đã xem : Lần

Làm tôi phải trung, làm con phải hiếu.” Tấm gương của An Thường Công Chúa dạy cho chúng ta phải nhớ rằng dẫu chúng ta có cao sang, học vấn thâm hậu hay phú quí cỡ nào đi nữa, thì đạo làm con lễ hiếu phải ghi. Là con cái, chúng ta phải luôn nghĩ đến công ơn của hai đấng sinh thành, và cố gắng làm sao cho quảng đời còn lại của cái ngài được thoải mái,êm đẹp và vui vầy.

AN THƯỜNG

(Công chúa)
(1817 – 1891)
Image

Phủ An Thường Công Chúa

  • Tên thật : Tam Xuân, sau đổi là Nguyên Phúc Lương Đức
  • Pháp danh : Thanh Từ
  • Thụ phong : An Thường công chúa
  • Thuỵ hiệu : Mỹ Thục
  • Năm, nơi sinh : 26-7-1817 cung nội (Huế)
  • Tác phẩm : Đa số là thơ xướng hoạ truyền khẩu và một bài văn sớ dâng vua bằng chữ Hán (tương truyền sớ ấy bà viết lối chân tự rất đẹp) và con một bài thơ Đường luật hạo với bà Nhược Thị, nhan đề Phục cử Giao tự đại lễ.

Bà la con thứ tư của vua Minh Mạng (Thánh tổ nhân hoàng đế), mẹ bà là mỹ nhân Nguyễn Thị Bân.

Bà là chị cùng cha khác mẹ với hoàng tử, công chúa: Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, Nguyệt Đình, Mai Am và Huệ Phố… Tất cả đều là những nhà thơ lừng danh đế kinh thời bấy giờ.

An Thường công chúa cũng là một trong số các nhà thơ trong chốn cung đình thuở ấy, Nhưng riêng bà chỉ làm thơ đối đáp xuất khẩu chứ không viết gom lại thành thi tập.

Tác phẩm của bà được một số người biết đến là bài văn sớ dâng vua, xin xây sinh phần để về sau được song táng bên mộ chồng bà.

Thuở nhỏ, bà rất thông minh, hiếu hạnh, thường được vua cha thương yêu, ban bổng lộc và cho đổi tên là Nguyễn Phúc Lương Đức.

Năm 9 tuổi, nhân tiết Vạn Thọ, các công chúa được vào hầu cơm vua. Khi được vua ban sâm, bà ngậm lại định gói đem về co mẹ đang ốm. Vua biết ý ngợi khen, truyền cho lấy phần khác để bà cất dâng mẹ. Sau đó vua xuống dụ cho cả những công chúa được đến học tại điện Trinh Minh, thầy giáo là quan nữ sử chuyên dạy Thi, Sử, và nữ công gia chánh. Bà học đâu nhớ đó; rất minh mẫn, chuyên cần. Cũng từ đấy, ngoài việc học chữ, cùng xướng hoạ thơ văn, bà con để tâm nghiên cứu kinh nhà Phật; bởi từ nhỏ, bà rất mộ đạo. Sau bà được mang pháp danh là Thanh Từ.

Năm 24 tuổi (1814) được lệnh hạ giá. Chồng bà là ông Phan Văn Oánh, con thứ của Chương nghĩa hầu Phan Văn Thuý. Khi về nhà chồng, bà rất mực lễ phép, chăm lo việc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con cái… không hề cậy mình là con cháu vua chúa. Tiếng đồn về chung, bà được phong là An Thường công chúa.

Khi vua Minh mạng băng hà (1840), bà lên ở tại lăng chua trọn hiếu ba năm.

Năm Nhâm Tuất (1862) chồng bà mất, bà dâng sớ xin xây mộ sẵn dành cho mình để sau này được nằm bên chồng. Văn bài sớ ấy, chính do bà tự tay viết bằng chữ Hán. Lời Văn cô đọng khúc chiết, rất cảm động. Tiếc rằng đã bị thất lạc.

Mùa xuân, năm Thành Thái thứ 3 (1891). Bà Lê Thiên Hoàng thái hậu (vợ vua Tự Đức) ra dụ truyền bà hoạ lại bài Phục cử Giao tự đại lễ (lại cử hành lễ tế Nam Giao) của bà Lễ tân Nguyễn Nhược Thị sáng tác:

Bà vâng ý chí, hoạ vần dâng lên: cặp luận có câu:
Hưởng đế ngô hoàng tuần cổ chế
Phối thiên liệt thánh hửu thành qui.
Nghĩa: tế thần trời, vua ta theo phép cổ được sánh vối trời, các vua đời trước đã có nếp sẵn.
Đến câu kết là:
Hà hạnh vi thần, bồi mật nhĩ
Mộ niên trùng đổ Hán uy nghi.
Nghĩa: may sao kẻ vi thần được hầu gần, khi tuổi già được thấy uy nghi nhà Hán.

Cả hai bài xướng và hoạ được lưỡng cung khen hay, thái hoàng thái hậu (mẹ vua) vui mừng trao lụa, gấm thưởng cho An Thường công chúa và phán:

“Quí nhân và công chúa đều cùng một ý kiến, chung sự vui buồn và cảm hứng ra thi ca. Toàn bài của công chúa rất trang nhã; hai cặp trạng luận tả rất thiết thực, câu kết càng hay. Thật đã xứng đáng với thẻ bài phụ vương ban khi trước.”

Hiện trong tập vương phải còn ghi câu thơ tán tụng sự can đảm của An Thường công chúa, vì đã có dạo cấp thời bà đôn đấp dập tắt vụ cháy ở điện Trinh Minh:

Vương cơ bất tác phi lãi trĩ
Bác đắc An Thường mãn tụ kim.
Dịch:
Công chúa vội tụ đến ngay
Này vàng đầy ắp trên tay An Thường.

Bởi ngay sau khi dẹp xong hoả hoạn, vua cha khen và ban cho bà vàng bạc cùng thẻ bài bằng ngọc thạch màu mỡ dê rất đặc sắc.

Bà mất năm Tân Mão, thọ 74 tuổi, thuỵ là Mỹ Thục. Bia tẩm của bà được an vị tại làng Nguyệt Biều, Hương Thuỷ, Thừa Thiên (Huế) theo sở nguyện của bà.

Ông hoàng Tuy Lý Vương Miên Trinh có làm bài để tiểu ảnh công chúa như sau:

Y dư ngã tỉ
Nhu gia uyên tắc
Quan bị kỳ kỳ
Ngôn xuất quắc
Vương cơ tôn quí
Cần kiệm khiêm ức
Thất giới túc nhàn
Tam tòng tuy tắc
Hữu tử khắc hiếu
Hữu tôn thị trắc
Phúc thọ vị ngải
Khang ninh hiếu đức
Ông mục hoàng phong
Tự gia nhi quốc
Tử thương quan cảm
Đồng sử thị thức.
Nghĩa là:
Tốt thay!
Chị của ta là người ăn nói nhu mì,
Tính nết tốt, nghĩa ngợi thành thực,
Mũ áo chững chạc,
Lời nói không ra khỏi cửa.
Vương cơ là bậc tôn quí,
Biết cần kiệm khiêm ức,
Bẩy điều răn đã quen,
Ba chữ tòng là phép,
Có con được hiếu,
Có cháu hầu bên cạnh,
Phục thọ chua hết,
Khang ninh đức tốt.
Ôi! Phong hoá nhà vua,
Từ nhà rồi ra đến nước,
Bốn phương xem đến cảm hoá,
Là khuôn mẫu ở nơi đồng sử.

Về thơ văn của nữ sĩ công chúa An Thường tuy không phổ biến cũng như không lưu lại trong sách, nhưng chỉ một bài tán trên của ông hoàng Tuy Lý Vương cũng đủ chứng minh tài năng đức độ đến lời văn của nữ sĩ công chúa An Thường đả đạt đến mức cảm hoá được lòng người. Như vậy thật vô tình mà là gián tiếp chính bà đã tô thêm màu sắc cho nữ giới và cho cả văn chương giới nữ thêm đằm thắm trong khuôn phép cung đình một thời đại đã qua.

Bài thơ đường luật độc nhất còn lại của nữ sĩ công chúa An Thường đó là:

HOA PHỤC CỬ GIAO TỰ ĐẠI LỄ
(hoạ thơ bà Nhược Bích)

Phiên âm từ chữ Hán:

Âm tiêu dương phục quỹ tư di
Thất tải giao yên thịnh tại ty
Hưởng đế ngôi hoàng tuần cổ chế
Phối thiên liệt thánh hữu thành qui
Phong đình phụ bật tư lương tá
Tiêu dịch canh dương hạ duệ ti
Hà hạnh vi thần bồi mật nhĩ
Mộ niên trùng kiến Hán uy nghi
An Thường cung hoạ. Theo sách Cai dư kỷ thực
của con bá là Phan Văn Huy ghi lại.

Nguyên tác bài xướng của bà Nguyễn Thị Nhược Bích như sau:

Kỷ tải liêu liêu phong tục di
Hà kỳ thịnh điển phục vu ti
Di cung thiếu đế khôi tiền liệt
Hiệp tán lương thần tục cựu quy
Sa đổ u quan phu chúng vọng
Tài văn chung cổ khởi nhân ti,
Cổ lai lễ nhạc duy bạn bổn
Dục trị hoàn ưng dụng hạ nghi.
Nguyễn Thị Nhược Bích

Comments :

0 nhận xét to “an thường công chúa (1817 – 1891)”


Post a Comment

Chào bạn, mình mở cho tất cả các nhận xét về blog, mình tin rằng bạn ghé vào blog của mình là những người tốt, nghiêm cấm những điều tục tĩu, đi lại đạo đức người Việt.