Jul 17, 2009

Thomas A. Edison 1847-1931

Đã xem : Lần

Thomas A. Edison 1847-1931


Đây là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử với hơn 2500 phát minh lớn nhỏ, 1368 phát minh được cấp bằng sáng chế. Những phát minh nổi tiếng có thể kể tới: bóng đèn điện, máy thu âm-máy đĩa nghe nhạc, ắc qui, máy chữ, máy trợ thính, phim ảnh động(movie)....
Tiểu sử của ông rất dài, nên chỉ trích ra vài câu chuyện lí thú trong đời ông vậy:

1.Một trong những bí quyết thành công của nhà phát minh vĩ đại Hoa Kỳ -Thomas Edison- chính là sự kiên trì mà không có bất cứ một thất bại hay trở ngại nào có thể bẻ gãy.

Người viết tiểu sử của ông có thuật lại rằng: Một đêm trong tháng 12 năm1912, phòng thí nghiệm của ông phát hoả, thiệt hại ước tính lên đến 2 triệu đô la. Nhưng vì nghĩ rằng tòa nhà được xây cất bằng xi măng cốt sắt không thể bị hỏa hoạn, cho nên Thomas Edison chỉ bảo hiểm trên 200 ngàn đô la. Như vậy, hầu như toàn bộ tài sản của ông bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn đó.

Trong cơn hốt hoảng, người con trai 24 tuổi của ông là Charles Edison tưởng cha mình đã bị hỏa táng và thiêu rụi trong đống tro tàn. Cuối cùng, anh cũng tìm được người cha đang bình tĩnh đứng nhìn ngọn lửa, gương mặt chìm đắm trong suy tư. Charles cho biết như sau: Tim tôi như se thắt lại, cha tôi đã 67 tuổi chứ không còn là một người trai trẻ nữa, tất cả sự nghiệp của người như tan thành mây khói. Vừa thấy tôi, người kêu lên:

- Charles ơi, mẹ con đâu?

Khi tôi thưa với người rằng tôi không biết, thì người nói với tôi :

- Hãy đi tìm mẹ và đưa mẹ con tới đây, bao lâu còn sống mẹ con sẽ không bao giờ thấy một điều như thế.

Sáng hôm sau, Thomas Edison nhìn vào đống tro tàn và thốt lên:

- Trong tai họa có một giá trị cao cả, tất cả mọi sai lầm của chúng ta đã bị đốt cháy. Cám ơn Chúa, chúng ta sẽ bắt đầu lại.

Ba tuần sau cuộc hỏa hoạn, Thomas Edison đã cho ra đời chiếc bình ắc-quy đầu tiên trên thế giới .

2. Trí thông minh của Edison
Edison cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton. Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa ra. Edison đi qua, nói: “Có gì phức tạp lắm đâu!” Ông mang chiếc bóng ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton: “Anh đổ vào ống đo, xem dung tích là bao nhiêu. Đó là dung tích của bóng đèn”.

Chapton vỗ trán: “Chà, thật đơn giản, có thế mà mình nghĩ mãi không ra". Chapton đã tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Princeton, lại tu nghiệp một năm ở Đức, còn Edison mới chỉ học 3 tháng tiểu học, sau đó tự học với mẹ mình.
Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu đại khái thế nào là “trí thông minh”. Nó không ngang bằng với trí thức. Rõ ràng Chapton có tri thức chuyên môn cao hơn Edison nhiều. Ông ta căn cứ vào các công thức toán học để tính dung tích bóng đèn, nhưng không nghĩ ra được cách đơn giản như Edison. Phản ứng nhạy bén của Edison phản ánh trí thông minh của ông, được xây dựng trên cơ sở tri thức rộng. Sự thông minh đó có thể gọi là trí thông minh mạnh.

Comments :

0 nhận xét to “Thomas A. Edison 1847-1931”


Post a Comment

Chào bạn, mình mở cho tất cả các nhận xét về blog, mình tin rằng bạn ghé vào blog của mình là những người tốt, nghiêm cấm những điều tục tĩu, đi lại đạo đức người Việt.